Phái đoàn Đại Việt và lễ Bát tuần khánh thọ của Thanh Cao Tông

0.00 Xếp hạng0 Đánh giá
Nhà xuất bản: Văn hóa văn nghệ
Ngày xuất bản:
Thể loại: Lịch sử Việt Nam
Tác giả:
Số trang: 481 trang
Từ khóa: Triều nhà Tây Sơn, Ngoại giao
Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Thông tin lưu trữ

Kho sách: Nhà riêng
Vị trí: L1

Giới thiệu sách

Phái đoàn Đại Việt và lễ Bát tuần khánh thọ của Thanh Cao Tông là công trình biên khảo của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính về chuyến công du của phái đoàn Đại Việt sang Trung Hoa dự lễ Bát tuần khánh thọ vua Càn Long năm Canh Tuất (1790). Ngoài Dẫn nhập và Kết luận, sách gồm sáu phần: Nhận lời sang chúc thọ vua Càn Long, Lễ khánh thọ của vua Cao Tông, Phái đoàn Đại Việt lên Bắc Kinh, Lễ khánh thọ tại Bắc Kinh, Ưu đãi dành cho phái đoàn Quang Trung, Nhân quả của chuyến công du.

Chuyến công du sang Trung Hoa dự lễ khánh thọ vua Càn Long là một sự kiện đặc biệt quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa triều Quang Trung và nhà Thanh nhưng trước nay thường được đề cập đến với nhiều sai sót mà đỉnh điểm của những sai sót ấy là việc một người đóng giả vua Quang Trung dẫn đầu phái đoàn sang Trung Hoa như sử triều Nguyễn đã viết và các nghiên cứu về sau chưa bao giờ kiểm chứng tính chân xác của sử liệu.

Bằng những tư liệu mới từ kho tàng thư tịch Việt Nam, Triều Tiên, phương Tây, mà đặc biệt là các thư tịch gốc của Trung Hoa về chuyến công du của phái đoàn Đại Việt năm 1790, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã phác họa lại một cách khá toàn diện về chuyến đi lịch sử được xem là “vô tiền khoáng hậu” này. Tác giả đã phân tích rõ ràng những nguyên nhân và bối cảnh lịch sử của việc vua Quang Trung nhận lời sang Trung Hoa dự lễ chúc thọ vua Càn Long, hành trình của phái đoàn sang Trung Hoa, việc nhà Thanh tổ chức lễ khánh thọ vua Càn Long, những ưu đãi mà Trung Hoa dành cho nước ta và tác động của chuyến công du lịch sử này đến quan hệ ngoại giao Việt - Thanh và lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.

Trong bối cảnh sinh hoạt chính trị và ngoại giao thời đó, tuy việc đích thân quốc vương đưa một phái đoàn sang chúc thọ là việc không bình thường, nhưng chính triều đình Tây Sơn cũng đã nhân dịp “người phải cầu mình” để đề cao quốc thể và tiến hành một số cải thiện trong quan hệ giữa hai nước.

Chính vì chuyến đi vô tiền khoáng hậu này không hề được lập lại dù dưới quy mô khác nên khi sử sách không nhắc đến, ngươi đi sau chỉ thấy sự việc xảy ra mông lung, mơ mơ hồ hồ, không biết thế nào. Chính sự thiếu công khai, thiếu thông tin cũng là một mảnh đất tốt để gieo trồng hồ nghi và tưởng tượng, thêm thắt, bịa đặt nọ kia.

Nhận xét

Các trường bắt buộc được đánh dấu *. Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.