Nhà xuất bản: | Hội nhà văn |
Ngày xuất bản: |
2017
|
Thể loại: | Văn học Việt Nam |
Tác giả: | Trương Điện Thắng |
Số trang: | 181 trang |
Từ khóa: | Truyện ngắn |
Ngôn ngữ: | Tiếng Việt |
Kho sách: | Nhà riêng |
Vị trí: | D5 |
Nỗi ám ảnh tuy mang tên chung Thằng nớ con nhà ai?, nhưng cũng là “Tôi con nhà ai, chúng ta con nhà ai?” trong mối quan hệ và va đập của văn hóa làng xã. Và rộng ra, nỗi ám ảnh ấy cứ như tra khảo ta từng ngày, khuôn định lối sống, cách ứng xử từ của mỗi cá thể đến mỗi cộng đồng. Nhờ vậy, con người sẽ bị tha hóa chậm đi trong cơn lốc của vật chất và thời đại.
Điều rất rõ là, đời sống đô thị khiến mỗi cá thể trở nên vô danh, càng ngày càng vô danh, do đó anh tha hồ đánh mất danh dự, lòng tự trọng, nhân phẩm. Còn ở nơi thôn dã, con người được minh định về nhân thân trong mỗi liên kết huyết thống, tộc họ, làng xóm. Trong thiết chế đó, anh không dám “làm bậy”! Mà lỡ anh sai sót, anh có thể có cơ hội kịp phản tỉnh và điều chỉnh vì anh luôn biết tự vấn mình là ai.
Một nhà văn Nga, Solzenitsin từng nhắc lại một câu tục ngữ của quê hương ông trong diễn từ Nobel 1972, đại ý rằng: Hãy tin vào mắt bạn, dù đôi mắt đó bị lé! Tập truyện của tôi đa phần hình thành từ những trải nghiệm của bản thân mình ở một làng quê, vì vậy tôi tin nó sẽ được đón nhận và đối xử như một đóng góp mang tính riêng rẽ vào dòng chảy văn chương hôm nay!
Trích: “Thằng nớ con nhà ai”