Nhà xuất bản: | Thế giới |
Ngày xuất bản: |
2015
|
Thể loại: | Xã hội |
Tác giả: | Lương Hoài Nam |
Số trang: | 458 trang |
Từ khóa: | Đời sống, Bài viết |
Ngôn ngữ: | Tiếng Việt |
Kho sách: | Nhà riêng |
Vị trí: | C4 |
Kẻ Trăn Trở là cuốn sách được tập hợp từ rất nhiều bài viết đã được đăng trên các trang báo điện tử: VNExpress, Thanh niên, Tuổi trẻ, Giáo dục, báo Điện tử Chính phủ, VTC News…
Cuốn sách đề cập tới nhiều đề tài mang đậm tính thời sự nóng hổi như giáo dục, hàng không, giao thông, xã hội…Bằng góc nhìn mới với những đề tài tưởng chừng đã cũ, tác giả cuốn sách đã thể hiện tư duy nhạy bén với những vấn đề đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trong đời sống xã hội.
Đọc những bài viết về đề tài giáo dục, có thể nhận thấy ngay tư duy của một doanh nhân hàng ngày phải vật lộn với sự khốc liệt của môi trường cạnh tranh, nhưng vẫn luôn quan tâm, trăn trở tới vấn đề giáo dục quốc gia. Trong nhiều bài viết như Người Việt có quan tâm đến "giáo dục thật" hay Gửi Bộ trưởng: Một lá thư ngỏ bàn về giáo dục…, tác giả đã đưa ra những phân tích, đánh giá thấu đáo khi dựa trên những số liệu, tư liệu mang tính đối chiếu, so sánh giữa giáo dục Việt Nam với nền giáo dục các quốc gia tiên tiến trên thế giới: Mỹ, Anh, Singapore…
Viết về các vấn đề xã hội, tác giả đã khai thác nhiều đề tài cũ bằng góc nhìn mới. Là một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, nhưng tác giả luôn đau đáu với những vấn đề liên quan đến sự phát triển hay những mặt còn tồn tại trong đời sống văn hóa của đất nước. Từ văn hóa xếp hàng tới tư duy mạng nhện, từ văn hóa khi tham gia giao thông tới việc quảng bá du lịch nước nhà đều được tác giả dựa trên những quan sát, trải nghiệm, so sánh giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới...
Nhận định
"Đọc cuốn sách này, sẽ thấy một Lương Hoài Nam - nhà báo chuyên nghiệp.
Một trong các phẩm chất của nhà báo chuyên nghiệp là không từ chối các đề tài, một khi nó đến từ cuộc sống. Không phải nhà báo chọn đề tài, mà cuộc sống “bắt” nhà báo phải viết về cái gì. Mức độ phong phú của các lĩnh vực đề tài tác giả viết khiến bất cứ nhà báo chuyên nghiệp nào cũng có thể phải ghen tỵ: đường sắt, hàng không, xe máy, an toàn giao thông, nợ xấu, thương hiệu, mạng nhện dây diện, thị trường bất động sản, công nghiệp ô tô ở Việt Nam, và nhiều nhất là giáo dục."
(Nhà báo Trần Đăng Tuấn, Tổng giám đốc Đài truyền hình An Viên)
"Trong câu chuyện giáo dục, câu hỏi anh (hay tôi) thuộc về lũy tre làng hay thuộc về biển lớn thực ra không quan trọng lắm. Câu hỏi quan trọng là anh có muốn con anh sống với thế giới rộng lớn hơn thế giới của chính bản thân anh hay không? Nếu chúng ta đã thực sự rành mạch với bản thân mình rồi thì câu hỏi chọn mô hình nào cho giáo dục Việt Nam sẽ không cần phải bàn cãi nhiều nữa".
(GS. Ngô Bảo Châu)