Chuyện thời bao cấp - Tập 2

0.00 Xếp hạng0 Đánh giá
Nhà xuất bản: Thông tấn
Ngày xuất bản:
Thể loại: Văn học Việt Nam
Tác giả:
Số trang: 209 trang
Từ khóa: Tạp văn
Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Thông tin lưu trữ

Kho sách: Nhà riêng
Vị trí: D5

Giới thiệu sách

Thời bao cấp, một nhà thơ đã viết đại ý: khi con sinh ra, bố phải chạy xin mười mấy con dấu vuông, tròn. Đầu tiên là xin giấy chứng sinh ở trạm xá xã, rồi lên Uỷ ban nhân dân làm giấy khai sinh. Tiếp đó, xin thêm mấy cái giấy giới thiệu của cơ quan người mẹ, rồi mang từng ấy thứ giấy lên công an huyện và các phòng Thương nghiệp, phòng Lương thực… để nhập hộ khẩu và xin cấp tiêu chuẩn lương thực, tiêu chuẩn mua vải làm tã lót cho trẻ sơ sinh và các tiêu chuẩn khác của sản phụ, kể cả vải màn, cùng các loại tem phiếu thực phẩm cho trẻ.

Thời bao cấp, công nhân, viên chức hầu hết phải ăn cơm ở bếp tập thể. Những cặp vợ chồng, hoặc những đôi trai gái yêu nhau ở cách xa vài chục cây số thường chỉ đến được với nhau vào ngày chủ nhật, và đi bằng xe đạp.

Vì vậy, cứ mỗi chiều thứ bảy, việc chuẩn bị cho cuộc “gặp gỡ” trong ngày nghỉ cuối tuần được mọi người quan tâm đặc biệt. Có người đã tổng kết thành một câu văn vần hóm hỉnh và dễ nhớ. Với đàn ông con trai thì: “Cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết, liếc đồng hồ” để chuẩn bị, khi tiếng kẻng tan tầm vừa gõ là đã lên đường về với chị em được ngay.

Còn bên nữ thì: “Tỉa lông mày, thay quần áo, báo thêm cơm” để đón chàng. Những cặp vợ chồng thường được cơ quan bố trí ở một gian buồng riêng. Thời ấy, đồng hồ đeo tay rất hiếm, nhiều người phải chú ý nghe nhạc hiệu và còi tút của đài phát thanh trên loa công cộng để biết giờ giấc mà đi làm. Đài “tút” vào 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 21 giờ. Do vậy, khi người vợ hỏi: “Chồng về lúc nào?” thì chồng trả lời: “Về được một lúc thì… tút”. Hỏi đi vào lúc nào liền trả lời: “Tút… một tí rồi mới đi”!

Bao nhiêu Chuyện thời bao cấp, đối với những người trong cuộc, bây giờ kể lại cho nhau nghe, vẫn cười ra nước mắt. Cực thì cực thật, nhưng đó là một thời không thể làm khác và nó đã để lại những dấu ấn khó quên, với nhiều kỷ niệm vui buồn về nhân tình thế thái.

Thế hệ 8X, 9X,... ngày nay nên đọc để có thể hiểu được về thời kỳ gian khó mà thế hệ ông bà, cha mẹ đã trải qua. Từ đó, thấy được những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới, thêm quý trọng và tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, nỗ lực phấn đấu lao động, học tập, góp phần dựng xây đất nước giàu mạnh, xứng đáng với thế hệ đi trước.

Nhận xét

Các trường bắt buộc được đánh dấu *. Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.