Không thể chuộc lỗi: Nước Mỹ nhớ rất kỹ những gì người khác gây cho họ -nhưng lại quên rất nhanh những gì họ đã gây ra cho người khác - Failure to Atone

0.00 Xếp hạng0 Đánh giá
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Ngày xuất bản:
Tác giả:
Số trang: 309 trang
Từ khóa: Hồi ký
Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Thông tin lưu trữ

Kho sách: Nhà riêng
Vị trí: I3

Giới thiệu sách

hiến tranh cũng giống như bệnh hủi; nó tiêm nhiễm tất cả và lấy đi lòng nhân ái, lấy đi bản chất con người của chúng ta.

(- trích Không Thể Chuộc Lỗi)

Thật khó để phân loại Không Thể Chuộc Lỗi theo thể loại sách. Hồi ký? - Đúng. Lịch sử? - Không sai. Ký sự? - Có thể chấp nhận được. Nghiên cứu? - Căn cứ trên số liệu mà cuốn sách cung cấp thì được... Và nếu như tựa cuốn sách đã đặt ra vấn đề thì nội dung chính là phần giải quyết vấn đề ấy, lý giải cho những hành động mà cho dù có làm thế nào cũng không thể chuộc lại lỗi lầm hay xóa đi quá khứ bi thảm trong chiến tranh Việt Nam.

Tác giả cuốn sách, bác sĩ, luật sư Allen Hassan đã viết về khoảng thời gian ông làm việc ở Việt Nam trong chiến tranh, những gì ông được chứng kiến, được nghe, được trải nghiệm. Và chiến tranh, với tất cả sự khắc nghiệt của nó, biến khoảng thời gian ấy của vị bác sĩ tình nguyện trở thành địa ngục với những hình ảnh tang thương đầy máu. Đó là chiếc máy bay chở đầy xác các em nhỏ. Đó là những vụ thảm sát dân thường vô tội. Đó là những người đồng đội bị bỏ rơi trong cái chết và không bao giờ có thể trở về.

Từng dòng chữ tràn đầy cảm xúc và nghẹn đắng về một "phía bên kia của chiến tranh" mà phải đến bây giờ, khi chiến tranh đã qua đi rất lâu, người ta mới muốn biết và lắng nghe.

Không Thể Chuộc Lỗi là câu chuyện trước đây chưa từng được tiết lộ của một bác sĩ tình nguyện người Mĩ trong chiến tranh Việt Nam "Việc chứng kiến cái chết  của những người già và trẻ em đã khắc ghi vào tâm khảm tôi. Bị bắn vào đầu! Tại sao? Có lẽ tôi không bao giờ có thể quên được những điều ấy".

Những trăn trở của bác sĩ Hassan về cuộc chiến tranh Việt Nam cứ mãi ám ảnh ông. Mặc dù tiếp tục thành công ở phòng mạch và văn phòng luật sư ở Sacramento, California nhưng ông vẫn khổ sở với những cơn ác mộng triền miên về Việt Nam. Nhiều tháng, nhiều năm sau khi trở về nước, giấc ngủ của ông vẫn bị gián đoạn vì những hình ảnh hãi hùng.

Ông từng thực hiện nhiều chuyến đi trở lại Việt Nam, trở lại vùng đất Quảng Trị với mong muốn làm sáng tỏ về cái chết của hàng chục sinh linh nhỏ bé mà ông từng tận mắt chứng kiến. Sau chiến tranh, khi những cựu binh chiến tranh trở về và kể chuyện của mình, họ bị phớt lờ, cô lập, bị từ chối những phúc lợi đúng ra họ được hưởng , thậm chí bị đưa vào nhà thương điên. Cũng như trường hợp của bác sĩ Hassan, người ta đã nói với nhiều cựu binh rằng những việc mà họ đã thấy và đã làm trong chiến tranh Việt Nam là không thể xảy ra, và rằng dân chúng không muốn nghe những điều kinh hoàng như thế. Và vì thế, ông Hassan tiếp tục mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Những điều chưa hề được tiết lộ về cuộc chiến còn nói về tình cảnh thương tâm của những thương binh hạng nặng của Mỹ được tập trung ở các lán trại tại Đông Hà không được đưa về Mỹ chữa trị hoặc được chết trong vòng tay thân ái của gia đình, vì sợ những hình ảnh sự thật này sẽ gây ra làn sóng phản đối chiến tranh "... Giá như lúc đó, người dân Mỹ biết về những gì đang xảy ra với con cái của họ... giá mà họ biết đến phạm vi rộng lớn của các hành động tội ác, điên rồ diễn ra khắp mọi nơi..."

Nhận xét

Các trường bắt buộc được đánh dấu *. Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.