Giông Tố: Tác phẩm văn học Việt Nam chọn lọc

0.00 Xếp hạng0 Đánh giá
Nhà xuất bản: Hội nhà văn
Ngày xuất bản:
Thể loại: Văn học Việt Nam
Tác giả:
Số trang: 285 trang
Từ khóa: Tiểu thuyết
Tái bản: 10
Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Thông tin lưu trữ

Kho sách: Nhà riêng
Vị trí: B4

Giới thiệu sách

Tiểu thuyết “Giông tố” được nhà văn Vũ Trọng Phụng viết năm 1936, gồm 30 chương và một đoạn kết. Bắt đầu từ một buổi đêm, khi xe ô tô của Nghị Hách – tên tư sản vô cùng giàu có ở thành thị, bỗng bị hỏng giữa con đường làng qua cánh đồng, hắn chờ cho hai người lái xe đang hí húi sửa. Một mình hắn đi thong dong dọc con đường. Một lúc sau, hắn gặp bốn người nông dân đi gánh rạ đêm. Trong bốn người đó, có một cô gái gánh rạ đi cuối cùng tên là Thị Mịch. Tính dâm dê trỗi dậy, hắn lừa hỏi mua rạ của Thị Mịch, lệnh cho ba người còn lại đi trước. Rồi kéo cô gái ấy lên xe ô tô, trả cho 5 đồng.  Sau khi cuộc cưỡng bức thô bạo có trả tiền đó xong xuôi, hắn đẩy Thị Mịch ra ngoài xe rồi cho tài xế lái xe chạy thẳng, lao tới người đi tuần trong làng đang chặn phía trước xe.

       Hai sự việc ấy đã khiến Nghị Hách vướng phải một cuộc kiện tụng của dân làng. Trong cuộc kiện tụng ấy, quan huyện Cúc Lâm là người đứng giữa xét xử. Cúc Lâm là một người quan ngay thẳng, từ chối mọi cám dỗ nhan sắc và tiền bạc mà Nghị Hách đưa ra để bảo vệ người dân. Tuy nhiên, Nghị Hách lại thông đồng với quan trên khiến ông phải từ chức, mở một văn phòng Luật sư, một cơ quan ngôn luận khác. Cuộc kiện tụng của dân làng bị thất bại.

      Thị Mịch là một cô gái quê, là người yêu sắp cưới của Long. Cuối cùng, khi Thị Mịch có bầu, buộc phải trở thành vợ lẽ của Nghị Hách, Long cũng trở nên đau khổ mà chơi bời, trác táng.

     Dù đã làm lẽ Nghị Hách nhưng đôi khi Thị Mịch và Long vẫn tư tình vụng trộm với nhau. Nghị Hách không biết chuyện, thậm chí, Long còn thông dâm cả với người vợ lẽ khác của Nghị Hách. Trong khi đó, Tú Anh – mang danh con của Nghị Hách, mai mối, chấp thuận cho Long cưới Nguyệt – con gái Nghị Hách làm vợ. 

    Về tên Nghị Hách, hắn ứng cử thành công ghế Nghị trưởng – một vị trí quan trọng trong xã hội ngày trước. Trong buổi tiệc thết đãi ở Tiểu Vạn Trường Thành, hắn đã đọc một bài diễn văn rất êm tai về bình đẳng, bác ái, nhân đạo, bao dung, đạo đức,…., mang đậm tính chất mỉa mai, trắng trợn, độc ác của Vũ Trọng Phụng dành cho nhân vật. 

    Một hôm, hắn nhận được tin vợ mình bị bắt cóc. Đây cũng là lúc, ông già Hải Vân – người cách mạng – cũng là bố đẻ của Tú Anh đã giúp Nghị Hách nhận ra sự thật về bi kịch của chính mình. Vợ của ông già Hải Vân đã sinh ra Long nhưng chính Long lại là máu mủ của Nghị Hách. Ngược lại, ông già Hải Vân lại thương yêu vợ Nghị Hách mà sinh ra Tú Anh – người trước đây Nghị Hách vẫn lầm là con đẻ. Như vậy, bi kịch gia đình của Nghị Hách thực sự quá sức tưởng tượng. Bố cưỡng bức, lấy vợ chưa cưới của con. Con trai thông dâm với hai người vợ lẽ của bố. Hai anh em ruột lấy nhau.  

     Kết thúc tiểu thuyết, tên Nghị Hách mất tiền, mất vợ, đến ngay cả Thị Mịch – đang là vợ lẽ cũng bế con trở về quê. Nhân vật Long chết vì tự sát. 

     Tác phẩm còn khắc họa nhiều kiểu loại  nhân vật khác: thôn quê có, thành thị có, từ quê lên thành thị cũng có, người được học thức có, người bị bán làm lẽ có, người làm cách mạng cũng có,… nhưng hai nhân vật là Thị Mịch và Nghị Hách được xây dựng nổi bật nhất tác phẩm.

Nhận xét

Các trường bắt buộc được đánh dấu *. Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.